7 cách để tăng tốc độ tải trang cho website bán hàng

( Làm web Thanh Hóa ) Bạn có biết nếu website của bạn chậm trễ 1 giây thì sẽ có hậu quả như thế nào không?

–         Lượt truy cập giảm 11%

–         Giảm 16% sự hài lòng của khách hàng

–         Tỷ lệ chuyển đổi giảm 7%

7 cach de tang toc do tai trang cho website cua ban 1 7 cách để tăng tốc độ tải trang cho website bán hàng

7 cách để tăng tốc độ tải trang cho website bán hàng

Amazon đã tổng kết và thấy tốc độ tải trang rất quan trọng bởi mỗi 100 mili giây đem lại cho họ cơ hội tăng 1% doanh thu. Walmart cũng báo cáo rằng mỗi 1 giây tải trang có ảnh hưởng đến 2% tỷ lệ chuyển đổi trên website. Đó chưa phải là tất cả. Một nghiên cứu của Akamai cho thấy:

–         47% người dùng mong đợi 1 trang web chỉ được tải trong 2 giây hoặc ít hơn

–         40% sẽ thoát khỏi trang web nếu phải đợi hơn 3 giây để tải.

–         52% lượng người mua sắm trực tuyến nói rằng tốc độ tải trang quyết định đến việc họ có quay trở lại website vào lần sau.

Rõ ràng, tăng tốc độ tải trang cho website là rất quan trọng, không chỉ tốt cho xếp hạng trên Google mà còn tác động lớn đến doanh số của bạn và sự hài lòng của khách hàng. Trước tiên, bạn cần kiểm tra tốc độ tải trang của website bằng các công cụ miễn phí như Pingdom, Page Speed, Web Page Test… hamrongmedia sẽ chia sẻ 7 điều bạn có thể làm để cải thiện tốc độ tải trang web của mình một cách hiệu quả.

Giảm thiểu các yêu cầu HTTP

Theo Yahoo, 80% thời gian tải trang web dành cho việc tải các thành phần của trang như: hình ảnh, stylesheet, script, flash… Với mỗi một yếu tố này sẽ có 1 yêu cầu HTTP để thực hiện. Cách nhanh nhất để cải thiện tốc độ tải trang đó là đơn giản hóa thiết kế website:

–         Hợp lý hóa số lượng các yếu tốc trên trang

–         Sử dụng CSS thay vì hình ảnh bất cứ khi nào có thể

–         Kết hợp các stylesheet sao cho hợp lý và hiệu quả hơn

–         Giảm cript và nên đặt chúng ở phần dưới cùng của trang

Tối ưu hóa hình ảnh

7 cach de tang toc do tai trang cho website cua ban 2 7 cách để tăng tốc độ tải trang cho website bán hàng

7 cách để tăng tốc độ tải trang cho website bán hàng

 

Với hình ảnh, bạn cần tập trung vào 3 điều: Kích thước, định dạng và thuộc tính SCR.

Về kích thước hình ảnh

Hình ảnh quá lớn sẽ tốn nhiều thời gian để tải hơn. Vì thế, điều quan trọng là bạn vừa phải đảm bảo chất lượng hình ảnh có thể chấp nhận được. Bạn có thể sử dụng các công cụ sửa ảnh để điều chỉnh. Ví dụ nếu trang của bạn có độ rộng là 570px, hãy thay đổi đúng kích thước này rồi hãy tải lên. Không nên tải 1 hình ảnh 2000px rồi thiết lập thông số width=570. Điều này sẽ làm chậm thời gian tải trang của bạn.

Về định dạng hình ảnh

– IPEG sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn

– GIF chỉ nên được sử dụng với các hình ảnh nhỏ hoặc đơn giản (dưới 10×10 điểm ảnh, ít hơn 3 màu sắc)

– PNG cũng ổn nhưng một số trình duyệt cũ cũng sẽ tải khá chậm

– Không nên sử dụng BMP hoặc TIFFs

Về thuộc tính SRC

Tránh không nên để rỗng mã SCR của hình ảnh mà cần phải có URL hợp lệ. Bởi khi không có nguồn trong dấu ngoặc kép, ví dụ như: >Img scr = “”> thì trình duyệt vẫn sẽ đưa ra những yêu cầu HTTP. Điều này làm cho máy chủ chịu thêm những áp lực không cần thiết.

Giảm bớt các tài nguyên

Trình biên soạn WYSIWYG làm cho quá trình xây dựng website dễ dàng hơn nhưng đôi lúc nó lại tạo ra nhiều mã không cần thiết ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ tải trang của bạn. Bạn hãy xem xét và giảm thiểu những khoảng cách thưa, ngắt dòng, thụt vào trong các đoạn mã để chúng được chặt chẽ hơn.

Sử dụng trình duyệt bộ nhớ đệm

7 cach de tang toc do tai trang cho website cua ban 3 7 cách để tăng tốc độ tải trang cho website bán hàng

7 cách để tăng tốc độ tải trang cho website bán hàng

Có thể bạn quan tâm: Viết nội dung gì trên website, blog và fanpage?

Khi người dùng truy cập 1 trang web, các yếu tố trên trang mà họ truy cập sẽ được lưu trữ trên bộ nhớ cache hoặc lưu trữ tạm thời trong ổ cứng. Vì thế, đến những lần truy cập tiếp theo, trình duyệt có thể tải các trang mà không cần phải gửi yêu cầu HTTP tới các máy chủ nữa. Điều này sẽ làm cho máy chủ nhẹ nhàng hơn, tốc độ tải trang sẽ được cải thiện rõ rệt.

Kích hoạt tính năng nén

Bạn đang hướng đến thực hiện một trang lớn, có nội dung, hình thức chất lượng cao, thường là 100KB hoặc có thể nhiều hơn nữa? Kết quả là website của bạn rất cồng kềnh dẫn đến tốc độ tải trang rất chậm. Cách tốt nhất để tăng tốc độ tải trang là nén chúng lại với GZIP. Điều này sẽ giúp làm giảm băng thông của trang web và hạn chế yêu cầu HTTP.

Hầu hết các máy chủ có thể nén các tập tin ở định dạng GZIP trước khi phản hồi lại cho phép tải về, hoặc bằng cách kêu gọi 1 module của bên thứ 3 hoặc tự xây dựng theo thói quen sẵn có. Theo Yahoo, việc này có thể làm giảm thời gian tải đến 70%.

Chỉ sử dụng những plugins thực sự cần thiết

Cài đặt quá nhiều plugin hoặc có những plugin chất lượng thấp sẽ làm chậm trang web của bạn. Vì thế hãy xóa những plugin không cần thiết. Bạn nên thử vô hiệu hóa plugin bất kỳ sau đó đo lường hiệu suất máy chủ để xác định xem plugin nào đang kìm hãm tốc độ load web của bạn để xóa bỏ nếu không cần thiết.

Tối ưu Widgets

Sử dụng quá nhiều widgets có truy vấn đến các cơ sở dữ liệu sẽ là cản trở không nhỏ cho tốc độ tải trang của bạn. Ví dụ như các widgets của các mạng xã hội (Facebook, Twiter, Google+…), bài viết mới nhất, xem nhiều nhất, quan tâm nhất… Vì thế, hãy chắt lọc những widgets nào thực sự cần thiết để giữ lại, còn không thì nên loại bỏ.

Một website có tốc độ tải trang chậm không những làm ảnh hưởng đến kết quả SEO mà còn tác động đến trải nghiệm của người dùng. Hãy kiểm tra thường xuyên để biết được tình trạng truy cập của website nhằm có những giải pháp kịp thời.

Hotline: 0968.724.886